Mit giới thiệu thiết bị đọc sách đeo ngon tay,giúp người khiếm thị đọc mà không phải học chữ Braille
Thứ Năm,
01/09/2016
Đỗ Việt Hưng
Mit giới thiệu thiết bị đọc sách đeo ngon tay,giúp người khiếm thị đọc mà không phải học chữ Braille
Mới đây các nhà nghiên cứu tại Media Lab thuộc viện công nghệ Massachusetts đã vừa chế tạo thành công một nguyên mẫu thiết bị gắn trên ngón tay với một camera tích hợp cho phép người mù có thể đọc được với ngón tay của mình mà không phải học hệ chữ nổi Braille. Thiết bị có tên gọi FingerReader lắp trên ngón tay được trang bị một loạt các cảm biến cho phép nó "đọc to" các đoạn chữ trên một trang giấy hay một màn hình hiển thị như máy đọc sách.
Trên máy tính, người mù có thể sử dụng các phần mềm chuyển đổi văn bản thành âm thanh đối với các trang web, văn bản, tập tin PDF và email. Tuy nhiên, mọi chuyển trở nên khó khăn hơn với những văn bản được in ra giấy. FingerReader giúp đưa công nghệ chuyển đổi văn bản thành tiếng nói ( Text to Speech ) vào thế giới thực bằng việc hướng ngón tay người dùng dọc theo các đoạn văn bản và tạo ra âm thanh tương ứng trong thời gian thực.
Roy Shilkrot - sinh viên tốt nghiệp tại MIT, đồng lãnh đạo dự án cùng với nghiên cứu sinh tiền tiến sĩ Joch Huber cho biết: "Bạn thực sự cần đến sự phối hợp chặt chẽ giữa những gì một người nghe được và vị trí đầu ngón tay của họ. Đối với những ai bị giảm thị lực, đây là một phương pháp phiên dịch hay đơn giản là dich những gì ngón tay "thấy được" thành âm thanh. Hệ thống này cần tốc độ phản hồi nhanh, theo thời gian thực để duy trì kết nối này."
FingerReader hoạt động chủ yếu dựa trên hình ảnh thu được từ camera và các thuật toán phụ trợ. Khi người dùng đặt ngón tay lên một trang giấy ở điểm đầu của một dòng văn bản mới, các thuật toán này sẽ đưa ra những dự đoán về vị trí dòng văn bản dựa trên mật độ chữ - đoạn đầu và đoạn cuối của văn bản thường có mật độ chữ ít hơn so với đoạn giữa.
Điều này cho phép FingerReader hạn chế những phỏng đoán dư thừa tương ứng với mỗi khung hình thu được khi người dùng di chuyển ngón tay. Sau đó, FingerReader có thể dễ dàng theo dõi từng từ, cắt ra khỏi hình ảnh và gởi đến phần mềm phân tích ký tự và phiên dịch thành âm thanh trong thời gian ngắn nhất.
Với nguyên mẫu hiện tại, FingerReader được kết nối với một máy tính và chiếc máy sẽ đảm nhận nhiệm vụ tính toán. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng đang phát triển một phiên bản phần mềm mở để nó có thể chạy trên điện thoại Android.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã thử nghiệm 2 phướng pháp dẫn đường cho ngón tay. Ban đầu họ dùng mô-tơ phản hồi xúc giác trên đầu và cuối ngón tay, mô-tơ sẽ rung khi ngón tay bắt đầu di chuyển khỏi một hàng, thông báo cho người dùng lùi ngón tay lại và chuyển xuống hàng tiếp theo và có cả tín hiệu nhạc báo khi ngón tay đi sai hàng. Tuy nhiên, qua thửu nghiệm thì hệ thống này khá nặng và cồng kềnh nên nhóm nghiên cứu đã quyết định dùng cảm biến âm thanh.
Thêm vào đó, các ứng dụng của thiết bị này còn mở rộng ra ngoài việc trợ giúp cho người mù. Theo Shilkrot thì những ai muốn thiết bị đọc thay cho mình cũng có thể khai thác, không chỉ riêng người mù và nhóm cũng đã nhận được nhiều email và yêu cầu từ các tổ chức hay các gia đình có con trẻ bị mắc chứng khó đọc