22/06/2017
Những vị lãnh đạo đứng trước nhân viên để diễn thuyết bao gồm David Rice – giám đốc bảo mật toàn cầu, Lee Freedman – giám đốc điều tra toàn cầu, và Jenny Hubbert – một thành viên đến từ nhóm huấn luyện và truyền thông thuộc bộ phận bảo mật toàn cầu. Trong số 3 người này, đáng chú ý là Rice. Vị này từng làm cho cơ quan an ninh nội địa mỹ NSA và từng phục vụ với tư các chuyên gia mật mã cho Hải quân Hoa Kỳ. Rice dẫn đầu một đội chuyên bảo mật thông tin và bảo đảm an toàn cho các sản phẩm mới của Apple, trong đó có cả việc điều tra xem nguyên nhân rò rỉ tới từ đâu.
Thành viên của nhóm bảo mật này cũng được Apple tuyển dụng một cách rất kĩ lưỡng. Nhiều người đã từng làm trong các phòng cảnh sát địa phương, một số người làm ở NSA, số khác xuất phát từ FBI, bộ nội vụ, có cả người của quân đội nữa. Một số khác từng làm bảo mật thông tin cho các nhà thầu làm việc cho bộ quốc phòng. Tất cả đều có kinh nghiệm ngăn ngừa, giảm thiểu cũng như phát hiện ra đầu mối của những vụ rò rỉ.
Trước đây, hầu hết những tin rò rỉ về Apple đều xuất phát từ chuỗi cung ứng, Rice cho biết. Công nhân trong các nhà máy của đối tác Apple thường trộm linh kiện của sản phẩm mới rồi bán ra ngoài, có thể là cho giới báo chí hay cho thị trường chợ đen. Giá thu mua các linh kiện quý hiếm này thường cao gấp nhiều lần so với mức lương mà người công nhân đó được trả hằng tháng nên họ mới phát sinh lòng tham. Giá đặc biệt “thơm” với những linh kiện nào có thể cho biết về hình dáng, tính năng của máy, ví dụ như vỏ nhôm của iPhone chẳng hạn.
Kiểm tra công nhân tại một nhà máy Pegatron,đơn vị sản xuất cho Apple
Để lách luật, công nhân thường giấu linh kiện trong toilet, luồng giữa các ngón chân, ném qua hàng rào, hay thậm chí xả chúng vào toilet để ra cống lấy lại. “Chúng ta từng bị trộm 8.000 vỏ máy một thời gian dài trước đây vì những nữ công nhân giấu chúng trong áo ngực.” Những món đồ bị trộm sẽ được bán tại Huaqiangbei, một trong những chợ điện tử lớn nhất thế giới đặt tại Thâm Quyến. Khu chợ này có hơn 500.000 lao động và doanh thu lên tới 20 tỉ một năm.
Rice kể rằng trong một tình huống cực kì đau đớn vào năm 2013, Apple đã phải bỏ tiền ra mua lại 19.000 vỏ iPhone 5c trước khi nó được ra mắt, và mua thêm 11.000 đơn vị nữa trước khi chiếc điện thoại được chuyển tới tay người dùng. Apple muốn mua nó nhanh nhất có thể để thông tin không bị lộ ra.
Rice nói nỗ lực của Apple trong việc giải quyết nạn rò rỉ từ chuỗi cung ứng đa phần thành công, một phần nhờ vào việc tăng cường kiểm tra và quét X quang khi công nhân ra vào nhà máy. Rice nói hệ thống mà Apple và đối tác sản xuất đã thiết lập có công suất cao hơn gấp 3 lần so với những gì mà an ninh sân bay Mỹ có thể làm. Mỗi ngày, 40 nhà máy làm đồ Apple quét 2,7 triệu lượt người, trong khi tại các sân bay Mỹ là 1,8 triệu. Khi một thiết bị Apple mới được đưa vào sản xuất số lượng lớn, con số này sẽ tăng lên thành 3 triệu.
Nhưng vẫn còn đó những tin rò rỉ từ các văn phòng hoặc trụ sở tại Mỹ. Rice nói với nhân viên của mình rằng năm 2016 là năm đầu tiên mà tin rò rỉ xuất phát từ chính trụ sở Apple ở California xuất hiện nhiều hơn so với tin tức từ các nhà máy nước ngoài.
Một trong những cách được Apple sử dụng để ngăn chặn rò rỉ thông tin đó là đưa người của nhóm quản lý bảo mật cho sản phẩm vào làm việc chung với nhóm dự án. Không nhiều thông tin được tiết lộ thêm, nhưng có vẻ như Apple muốn đưa người vào để kiểm soát các nhân viên khác và đảm bảo rằng họ không hé răng về sản phẩm mới đó với người ngoài. Trước đây, Steve Jobs từng cho lắp đặt rất nhiều máy quét thẻ từ để ngăn các phòng phát triển iPhone và để vào được phòng lab bạn phải quét rất nhiều lần.
Trong trường hợp có tin lộ ra, một cuộc điều tra sẽ được tổ chức để truy xem nguồn gốc từ đâu. Trong quá khứ một số trường làm lộ thông tin là do nhân viên không hài lòng với nhân viên. Nhưng cũng có các trường hợp tin rò rỉ từ chính những người đang hào hứng tham gia phát triển dự án, tiếc là họ không biết khi nào thì nên dừng nói về những thứ họ không được phép.
“Một cuộc điều tra như vậy mất rất nhiều thời gian”, Freedman nói với nhân viên của mình. Ví dụ: có một vụ điều tra về nhân viên Apple làm rò rỉ thông tin mất tới 3 năm. Freedman nhấn mạnh Apple sẽ không bao giờ thỏa hiệp với các tin rò rỉ. Hồi năm ngoái, Rice cũng bắt được 2 người làm rò rỉ thông tin, 1 đang làm ở nhóm phát triển App Store được nhiều năm và một người đã làm cho bộ phận iTunes được 6 năm. Cả hai người này cung cấp thông tin cho các blogger qua đường Twitter cũng như ở tư cách bạn bè.
Một vài biện pháp đã được áp dụng để giảm tình trạng này, ví dụ như nhân viên không được tiết lộ với gia đình về những gì họ đang làm nếu sản phẩm chưa ra thị trường. Họ cũng không được phép nói về dự án mật tại những nơi công cộng ở chính Apple, ví dụ như khi đang đi trên hành lang hay tại sảnh. Nếu một nhân viên tin rằng họ đã lỡ làm rò rỉ thông tin, họ được khuyến khích là phải đi thông báo ngay cho nhóm bảo mật thay vì cố che giấu.
Vì sao Apple lại phải giấu nhiều như vậy? Theo lời Hubbert, nó là cách Apple có thể khiến khách hàng của mình “bất ngờ và hài lòng”. “Bất ngờ và hài lòng là hai yếu tố cần thiết khi chúng ta giới thiệu một sản phẩm chưa bị lộ ra thế giới. Nó rất có ảnh hưởng, theo cách vô cùng tích cực. Nó là ADN của chúng ta. Nó là thương hiệu của chúng ta. Nhưng khi các tin đồn bị bung ra, nó ảnh hưởng còn lớn hơn, tới tất cả chúng ta.”
Đoạn thông tin rò rỉ cũng nói rằng Tim Cook đang rất quan tâm tới việc bảo mật thông tin sản phẩm sau khi ngày càng nhiều thông tin về Apple bị lộ trước lễ ra mắt. Ý định của Cook đó là mọi nhân viên đều phải có trách nhiệm đảm bảo bí mật về thứ họ đang làm. Đây cũng là thứ mà Steve Jobs vô cùng ám ảnh về nó.
Chốt lại, Rice nói rằng việc Apple bảo mật thông tin sản phẩm không có nghĩa là mọi người phải sợ hãi. “Tôi nghĩ điều độc đáo ở Apple đó là chúng ta không xem nhau như anh em (mà là một công ty, nơi mọi người cùng cống hiến vì lợi ích chung thay vì nhường nhịn nhau như trong gia đình). Chẳng ai trong team của tôi đọc email khi đang ngồi trên bus cả. Chúng tôi không làm chuyện đó”.
© Bản quyền thuộc về hoangkien | Cung cấp bởi hoangkien